Những ưu nhược điểm của dây chuyền phun sơn tĩnh điện

Lợi điểm của công nghệ Sơn tĩnh điện

2.4. LỢI ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:
2.4.1. Về kinh tế:
– 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại).
– Công nghệ sơn tĩnh điện không cần sơn lót
– Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
– Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
2.4.2. Về đặc tính sử dụng:
– Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
– Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
2.4.3. Về chất lượng:
– Tuổi thọ thành phẩm lâu dài
– Độ bóng cao do súng phun sơn tĩnh điện được điều chỉnh tốt
– Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
– Màu sắc phong phú và có độ chính xác …
2.4.4. Về môi trường:
Công nghệ sơn bột chỉ có một quá trình sơn duy nhất ( chỉ sơn 1 lớp) nên nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường là những vấn đề được loại bỏ hoặc còn không đáng kể khi áp dụng công nghệ sơn bột.
Vd: Việc sơn phủ bằng sơn dung môi yêu cầu sử dụng nhiều dung môi để pha, và những dung môi này khi lọc sơn, khi hòa trộn sơn và khi thải bỏ cần phải có những hệ thống kiểm soát sự bốc hơi của những chất hữu cơ dễ bay hơi. Trong công nghệ sơn bột không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường. Không khí thoát ra từ buồng phun sơn bột có thể được thải trở lại ngay trong phân xưởng mà vẫn an toàn, chỉ một lượng rất ít không khí thoát ra từ lò sấy sơn được thải ra bên ngoài. Vì vậy mà công nghệ sơn phủ sơn Bột là một Công Nghệ Sơn an toàn, sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn tốt hơn cho môi trường.
2.5. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN BỘT:
– Sơn bột tĩnh điện ngày nay được sử dụng nhiều trên thế giới nhờ các tính năng: đa dạng về màu sắc, chủng loại, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu thời tiết tuyệt vời, thi công trên nhiều loại chất liệu và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường.
– Công nghệ sơn bột hiện nay đã được sử dụng để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau và cho rất nhiều các loại sản phẩm. Trong lĩnh vực sản xuau61t hàng hóa tiêu dùng, công nghệ sơn bột được áp dụng cho rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: Máy điều hòa không khí, máy giặt, máy đun nước nóng, máy rửa chén,….
2.6. SẢN XUẤT SƠN BỘT Ở VIỆT NAM:
Khoảng 10 năm trở lại đây, các nước trên thế giới đã dần thay thế sơn dung dịch bằng sơn bột. Bước chuyển đổi này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường nước bởi trong sơn dung dịch, lượng dung môi chiếm khoảng 40 – 50% sẽ thoát ra không khí, gây ô nhiễm môi trường.
Ở Việt Nam trong mấy năm qua, nhu cầu sử dụng sơn bột cũng đã tăng lên rất mạnh trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy để sơn các chi tiết máy, trong kết cấu xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, lượng sơn bột này trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu. Thị trường sơn Việt Nam dần xuất hiện nhiều loại thương hiệu sơn bột: Dupont, ICI, Jotun… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trước những thách thức và nhu cầu sơn bột, sự thành công trong nghiên cứu công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện ( điện trường một chiều có điện áp từ 40 – 120 kV) không phụ thuộc vào nước ngoài đã mở ra khả năng ứng dụng sản xuất sơn bột tĩnh điện thương hiệu Việt Nam.
Trên cơ sở Epoxy DER662, DER663, DER672 và các chất đóng rắn hệ phenolic DEH80, DEH84, DEH90 với xúc tác 2-metyl imidazol, các nhà khoa học trong nước đã xây dựng và hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện; đồng thời xác định được các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng sơn bột tĩnh điện như: hàm lượng pigment và bột độn, khối lượng đổ đống và lắc rung, độ chảy của bột, tỷ khối, độ phân tán, các tính chất cơ học của màng sơn.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã lựa chọn được loại hệ phụ gia làm nền TiO2 và sử dụng bột CaCO3 biến tính bằng parafin sản xuất trong nước thích hợp cho sản xuất sơn bột để giảm giá thành sản phẩm.
Trong công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện, yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sơn là công nghệ trộn hợp ở trạng thái chảy nhớt và nghiền siêu mịn. Sơn tĩnh điện phải được trộn trên thiết bị trộn trục vít với nhiệt độ thích hợp nhất từ 95 – 105oC và nghiền theo nguyên lý búa văng tốc độ quay của roto hơn 7000 vòng/phút với nhiệt độ buồng nghiền không quá 50oC.
Không chỉ thành công về mặt công nghệ, VN đã có thể tự chế tạo cả thiết bị để sản xuất sơn bột tĩnh điện gồm: thiết bị trộn khô công suất 40 kg/mẻ, trộn trục vít công suất 1,75 KW với năng suất 10 – 15kg/h, thiết bị phun sơn tĩnh điện áp 60 – 120KV, buồng phun sơn tĩnh điện có thu hồi theo nguyên lý xylon và túi lọc buồng sấy bằng gas nhiệt độ cao nhất 250oC.
Các sản phẩm sơn bột tĩnh điện chưa chính thức có mặt tại thị trường nhưng có khả năng ứng dụng rất lớn. TS Thiện cho biết, một nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện công suất 1000 tấn/năm đã được nghiên cứu xây dựng đề án. Tuy nhiên, để có thể phục vụ nhu cầu thị trường trong nước cần tiếp tục qua dự án sản xuất thử nghiệm để tiếp tục hoàn thiện công nghệ.
2.7. ĐIỀU CHẾ SƠN BỘT Ở VIỆT NAM:
2.7.1. Biến tính nhựa cánh kiến đỏ:
Biến tính senlac bằng nhựa thông (tùng hương):Ø
Khi tổ hợp nhựa thông với senlac ở nhiệt độ đủ cao phản ứng este hoá xảy ra, chỉ số xít giảm xuống và nhiệt độ chảy mềm cũng tăng lên.
trên 180oC có xảy ra phản ứng este hoá giữa 2 hợp phần làm giảm chỉ số xít và thay đổi khoảng chảy mềm. Tuy vậy, quá trình chỉ thuận lợi ở 60 phút đầu tiên. Ở những mẫu có tỷ lệ tùng hương cao, chỉ số axít giảm nhanh và khoảng nhiệt độ cho chảy mềm ít thay đổi (xê dịch về phía có nhiệt độ cao). Ở những mẫu có tỷ lệ senlac cao, nhiệt độ chảy mềm tăng nhanh và khoảng chảy mềm thu hẹp lại đến mất hẳn (cuối bảng). Như vậy trong cách biến tính này chỉ có thể sử dụng senlac với tỷ lệ thấp và trung bình.
Ø Biến tính senlac bằng tùng hương và vỏ hạt đào (DVHĐ):
Như đã biết từ phần trên, khi senlac vượt quá 50%, khoảng chảy mềm thu hẹp, màng sơn trở thành sần sùi. Trái lại, từ bảng 2 ta thấy tăng tỷ lệ tùng hương lên trên 50%, màng lại kém bền uốn.
DVHĐ cải thiện tính bền cơ cho màng, song chỉ có thể dùng tỷ lệ thấp. DVHĐ vượt quá 20%, màng quá mềm và dính. Mẫu số 6,7 có thể chọn cho những nghiên cứu tiếp theo.
2.7.2. Biến tính nhựa epoxy:
Chất tạo màng từ senlac trên đây có màu tối sẫm và độ chịu nước trung bình. Để mờ rộng ứng dụng, đã tiến hành biến tính nhựa epoxy và khảo sát khả năng đóng rắn màng, pha chế sơn bột sáng màu.
Sử dụng nhựa Epikot 1004:Ø
Từ hình 2 ta thấy: ở 140oC, mức độ đóng rắn nhựa rất thấp. Qua 10 phút gần gel chỉ 59%; đến 20 phút vẫn không vượt quá 70%. ở 160o và 180oC mức độ đóng rắn nhựa gần như tương đương. Trong 10 phút đầu mẫu nhiệt độ cao (180oC) đóng rắn khá hơn (phần gel vượt 3-6%) so với mẫu ở 160oC. Điều kiện phù hợp nhất là đóng rắn 10- 12 phút ở 160 ± 5o. Đóng rắn bằng AP, với khoảng chảy mềm hẹp nên màng sơn kém bóng hơn khi thay AP bằng este axít của nó.
Sử dụng nhựa epoxy ED-16:Ø
+ Biến tính nhựa ED-16 bằng nhựa este axit (GP-34)
Tương tác giiưã các nhóm axit của nhựa este với nhóm epoxy của nhựa ED-16 làm giảm chỉ số axit đều đặn và chuyển hệ thống vào trạng thái rắn.
Khi tăng tỷ lệ nhựa axit, hỗn hợp phản ứng nhanh đặc quánh: khoảng chẩy mềm hẹp lại, nên khó hình thành màng. Lớp phủ từ các sản phẩm này có độ cứng cao, nhưng kém bền va đập.
+ Biến tính nhựa ED-16 bằng dầu ve
Nhờ có chứa nhóm hydroxyl trong mạch axit béo nên dầu ve tương hợp được với những polyme phân cực và có tác dụng hoá dẻo dạng nhựa cứng.
Đã thực hiện việc biến tính nhựa epoxy ED- 16 với dầu ve và tùng hương. Sản phẩm ETV là một dạng nhựa rắn có khoảng chảy mềm 85-120oC, có khả năng chuyển thành bột và tạo màng sơn. Mẫu này được dùng trong pha chế sơn bột.
Chúc các bạn thành công
P/S : vui lòng ghi rõ nguồn từ Pertech.com.vn nếu các bạn có chia sẻ hoặc coppy.thanks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: xin đừng coppy Em !