Một số điều cần lưu ý trước khi lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện

Lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện giúp quá trình tạo ra thành phẩm nhanh hơn và có chất lượng tốt hơn.

Dây chuyền sơn tĩnh điện là một hệ thống gồm nhiều thiết bị hiện đại và được liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu một trong những thiết bị đó không đảm bảo hoặc bị thiếu đi hay bị hư hỏng thì những sản phẩm thu được sẽ kém chất lượng, ảnh hưởng đến năng suất. Chính vì thế trước khi quyết định lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện thì bạn cần phải nắm trong lòng bàn tay những yếu tố sau.

Xác định hệ thống cần lắp đặt lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện trước khi tiến hành thiết kế và thi công

Trước khi quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện thì bạn cần phải xác định xem doanh nghiệp của bạn đang ở mức độ nào, và bạn đang muốn sản xuất nhiều hay ít. Bởi hiện nay trên thị trường có 2 loại dây chuyền sơn tĩnh điện là tự động và bán tự động.

Day Chuyen Son Tinh Dien
Dây chuyền sơn tĩnh điện

– Lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện tự động

Hiện nay, việc lắp đặt hệ thống sơn tự động đang được rất nhiều người quan tâm. Và hệ thống này rất phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất với số lượng lớn, và có vốn đầu tư nhiều. Việc thi công lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện tự động có thể cho ra một số lượng sản phẩm lớn trong ngày mà không mất quá nhiều thời gian, và không tốn nhân công giống như một số công nghệ khác.

– Lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện bán tự động

Hệ thống sơn tĩnh điện bán tự động cũng là một hệ thống được sử dụng phổ biến trong thời điểm hiện tại. Vì chúng ta không cần phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư, lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện trong khi chỉ sản xuất ít, và có số vốn hạn hẹp.

Khi thực hiện bất kể một điều gì thì việc đầu tiên chúng ta cần xác định đó là việc đó có mục đích gì, khi thực hiện thì chúng ta sẽ thu được về cái gì? Mất cái gì? Và đối với việc lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện cũng vậy, nếu chúng ta không nắm được những tính năng cơ bản của nó, không nắm được lợi điểm của việc lắp đặt dây chuyền thì sẽ rất khó khăn để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn.

– Nhìn chung thì việc lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện sơn tự động và bán tự động đều cho ra những sản phẩm tốt và chất lượng, mang lại nguồn năng suất lớn. Và việc thi công lắp đặt, sử dụng, bảo trì hệ thống sơn tĩnh điện cũng khá dễ dàng, không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

– Lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện có thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, và đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.

– Trong hai loại dây chuyền tự động và bán tự động thì việc lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện tự động sẽ tốn ít nhân công hơn.

Mỗi một hệ thống có một nguyên lý hoạt động khác nhau, nhưng đều cho ra những sản phẩm có bề mặt bóng, mịn, có độ bền cao. Và những sản phẩm khi được đưa vào hệ thống thì đều được thực hiện nghiêm ngặt theo các hướng dẫn từ nhà sản xuất.

1.Phương pháp sơn tĩnh điện tự động

Thiết bị của công nghệ sơn tự động bao gồm: buồng phun sơn 2 vị trí, robot tịnh tiến phủ sơn và 2 súng sơn dặm, 2 lò sấy (lò sấy khô và lò sấy sơn), hệ thống băng chuyền treo, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý sản phẩm trước khi sơn.

Quy trình hoạt động của hệ thống dựa trên nguyên lý hoàn toàn tự động và hoàn toàn khép kín từ khâu chuẩn bị cho đến hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy, lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện tự động được các doanh nghiệp đánh giá rất cao.

2. Phương pháp sơn tĩnh điện bán tự động
Trong hệ thống công nghệ bán tự động gồm có các thiết bị: buồng phun sơn và 2 cây súng sơn tĩnh điện, lò sấy, hệ thống băng chuyền treo, hệ thống bể nhúng xử lý sản phẩm trước khi sơn, và hệ thống điều khiển. Để có được một sản phẩm ưng ý, thì quy trình thực hiện như sau:

– Xử lý bề mặt sản phẩm bằng các bể hóa chất
Hệ thống bể hóa chất bao gồm các bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ, bể rửa nước, bể chứa axit tẩy rỉ sét (thông thường là H2SO4 hoặc HCl), bể chứa hóa chất định hình bề mặt, bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.

Tất cả các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hoặc làm bằng vật liệu thép không gỉ. Sản phẩm khi được đưa vào hệ thống bể chứa sẽ được thực hiện làm sạch theo đúng trình tự, mục đích của công đoạn này là tạo ra một bề mặt sạch, phẳng giúp cho lớp sơn có khả năng bám dính tốt hơn, và khi hoàn thiện lớp sơn sẽ bóng và mịn hơn.

– Tiến hành sấy khô sản phẩm
Sau khi được xử lý bề mặt thì sản phẩm sẽ được đưa qua lò sấy để sấy khô, tuy thuộc vào kích thước và vật liệu của sản phẩm đó thì người phụ trách sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh lượng nhiệt và thời gian sao cho thích hợp. Và cũng giống như khâu xử lý bề mặt, khâu sấy khô cũng có tác dụng giúp cho lớp sơn bám dính tốt hơn, nhằm cho ra sản phẩm có độ bền cao.

– Treo vật cần sơn lên dây chuyền treo sau đó sử dụng súng phun sơn để sơn lên sản phẩm.

Đây là một khâu quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, vì vậy nên kiểm tra hệ thống máy móc thật cẩn thận trước khi vận hành. Tùy thuộc vào kích thước sản phẩm, vào chất liệu của sản phẩm thì cần điều chỉnh sao cho lượng sơn phun ra phải thật đều, không được quá nhiều, không được quá ít để tránh làm ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng của thành phẩm đó.

– Treo sản phẩm vào lò khung treo của lò sấy và sấy sản phẩm trong khoảng thời gian 10 – 15’ với nhiệt độ khoảng 200 độ.

– Kiểm tra xem sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chưa rồi đóng gói.

Những lưu ý trước khi thi công lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện.

– Những thiết bị trong hệ thống công nghệ phải đầy đủ trước khi bắt tay vào lắp đặt dây chuyền sơn.

– Đảm bảo rằng những trang thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất phải có chất lượng tốt, và đạt chuẩn quốc tế.

– Kiểm tra những thiết bị trên hệ thống xem có bị hỏng hó, hay bị lỗi không.

Với những yếu tố quan trọng trước khi lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện ở trên, chắc chắn bạn sẽ có được những phương hướng và sự lựa chọn tốt nhất để có thể đầu tư vào doanh nghiệp của mình.

Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: xin đừng coppy Em !