Hiện tượng:
Màng phủ thu được có những vết xước dọc ngang làm mất mỹ quan của sản phẩm.
Nguyên nhân:
– Chà nhám phần gỗ ngược vân gỗ, để lại vết xước.
– Sử dụng giấy nhám quá thô hoặc phương pháp chà nhám không đúng.
– Màng phủ chưa khô mà tiến hành chà nhám (nhất là chất sơn hai thành phần càng hiện rõ).
– Sử dụng dung môi khô quá chậm, làm cho màng phủ không khô rắn trong thời gian nhất định.
– Màng phủ của sơn mặt quá mỏng và độ keo dính quá thấp.
– Giấy chà nhám đang sử dụng có bụi sơn dính vào nhám, không có tác dụng chà nhám mà lưu lại vết di chuyển.
Đối sách:
– Lựa chọn giấy nhám có độ nhám thích hợp, thông thường lần 2 mịn hơn lần 1 và sẽ xóa đi vết nhám của lần một.
– Khi chà nhám phải theo vân lý của gỗ, chà theo hướng thuận vân gỗ.
– Chà nhám màng phủ phải cho màng phủ khô triệt để mới chà, chà xong phải phủi đi bụi sơn trên vật thể.
– Khi chà nhám máy hoặc chà nhám tay cấn quan tâm đến độ nhám của giấy nhám.
– Giấy nhám khi sử dụng một thời gian phải kiểm tra có bụi sơn (bụi gỗ) dính vào hay không, nếu có phải thay nhám.
– Phương hướng chà nhám phải có động tác chính xác.
– Độ keo dính của chất sơn cần pha chế thích hợp, độ dày màng phủ phải đủ để che đậy vết xước nhám.
– Tùy tình huống có thể phủ trước một lớp sơn lót rồi trong thời gian ngắn phủ lớp sơn mặt, tăng thêm độ dày.
– Sử dụng chất pha loãng làm màng phủ khô rắn theo thời gian đã sắp đặt.
Sưu tầm