Sơn tĩnh điện có mấy loại

Thi công lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực sản xuất bao gồm các thiết bị, mặt hàng, dụng cụ… Bởi sơn tĩnh điện có đặc tính cho ra sản phẩm có độ bền cao, tính thẩm mĩ tốt.

44

 

 

Có mấy loại công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ phun sơn tĩnh điện là bước đột phá mới nhưng nguồn gốc từ lâu đời và cho đến ngày nay đã cải tiến vượt trội hơn nhiều, mang đến sản phẩm có giá trị độ bền, độ bóng cao. Sơn tĩnh điện hiện đang được ưa chuộng hơn cả ở mọi ngành sản xuất!

 

Sơn tĩnh điện bao gồm 2 loại: sơn tĩnh điện khô và ướt

 

  • Sơn tĩnh điện khô là sử dụng sơn bột, ứng dụng dùng cho các sản phẩm bằng kim loại sắt thép, nhôm, inox,…với công nghệ sơn tĩnh điện khô có ưu điểm bạn sẽ thu hồi lại được phần sơn thừa khi thực hiện, tái sử dụng, tiết kiệm chi phí và an toàn với môi trường

 

  • Sơn tĩnh điện ướt  được dùng cho các loại nhựa, gỗ, kim loại, ưu điểm của dòng này là bám được trên nhiều loại vật liệu hơn nhưng cần phải có dung môi. Khả năng tái sử dụng và thu hồi kém, gây ô nhiễm môi trường từ lượng dung môi dư và chi phí thực hiện cao hơn.

 

Mỗi loại có một đặc trưng riêng và tùy theo nhu cầu sản xuất, bạn có thể lựa chọn hình thức nào phù hợp với mình nhé.

 

Quy trình phun sơn tĩnh điện

Quy trình được thực hiện trong dây chuyền sơn tĩnh điện hiện đại với quy trình: xử lý bề mặt – phun sơn – sấy – kiểm tra đóng gói.

 

  • Xử lý bề mặt

ở công đoạn này, bạn sẽ phải thực hiện việc tẩy rửa sản phẩm, tẩy gỉ cho sản phẩm, định hình. Trải qua nhiều công đoạn cho đến bước cuối cùng là rửa nước.

 

  • Phun sơn

Phun sơn có thể sử dụng thông qua thiết bị súng phun sơn tĩnh điện để điều khiển quá trình thực hiện. Số lượng bột phun, lớp bề mặt phun dầu hay mỏng bạn đều có thể thực hiện.

 

  • Sấy

Sau khi thực hiện công đoạn phun xong, việc cần làm tiếp theo là bạn đưa sản phẩm vào sấy. Hay còn gọi đưa vào buồng sấy. Công đoạn này dưới tác động của nhiệt sơn sẽ bám phủ đều lên bề mặt, cho lên màu sắc đẹp và đồng đều hơn. Nhiệt độ phù hợp là 200 độ C và thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút.

 

  • Đóng gói sản phẩm

Đây là bước cuối cùng trong dây chuyền. Khi bạn thực hiện tốt các bước trên thì sản phẩm ra lò luôn ở mức đẹp nhất có thể. Bước này chỉ cần việc đóng gói sản phẩm lại, sản phẩm có sức chống ăn mòn cao khi chịu tác động từ môi trường,

 

Hiện nay sơn tĩnh điện là giải pháp thi công an toàn, giá rẻ và tiết kiệm thời gian thực hiện. Hơn thế, cho ra sản phẩm bền đẹp và thẩm mĩ cao, thích hợp với nhu cầu cửa thị trường ngày càng khắt khe.

 

Sơn tĩnh điện được áp dụng phổ biến trong ngành xây dựng, sản xuất khung nhôm kính, nội thất, vận tải, cơ khí…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: xin đừng coppy Em !