Tìm hiểu hệ thống bể xử lý hóa chất trong dây chuyền sơn tĩnh điện

Quy trình tiền xử lý hóa chất trước khi sơn tĩnh điện

Hệ thống bể xử lý trong công nghệ sơn tĩnh điện là một hệ thống quan trọng có tác dụng

De Xu Lý Son Tinh Dien                                                                                                                               Hệ thống bể xử lý hóa chất

 

Cấu tạo hệ thống bể xử lý bề mặt sơn tĩnh điện

Bể xử lý được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và có các kích thước khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các doanh nghiệp. Thường thường bể được làm bằng vật liệu inox, sắt hoặc là xây bể bằng bê tông sau đó tráng phủ composite.

Bể vận hành tiện lợi nhờ palăng nâng chuyển các sản phẩm cần được làm sạch và thiết kế các hệ thống bể trong dây chuyền sơn tĩnh điện tùy thuộc vào số lượng các bước xử lý cũng như đặc tính của sản phẩm cần làm sạch.

Hệ thống bể tẩy rửa xử lý hóa chất trong dây chuyền sơn tĩnh điện bao các bể :

https://thietbison.com/day-chuyen-phun-son-tinh-dien/
https://thietbison.com/day-chuyen-phun-son-tinh-dien/
  1. Bể tẩy dầu mỡ trên bề mặt sản phẩm
  2. Bể nước nước sạch kế tiếp bể tẩy dầu
  3. Bể tẩy Gỉ sét trên bề mặt sản phẩm
  4. Bể nước nước sạch kế tiếp bể tẩy Gỉ
  5. Bể định hình là hóa loại bỏ tạp chất trên bề mặt sản phẩm
  6. Bể phốt phát hóa tạo độ bám cho sơn

Sản phẩm sau khi được làm sạch từ các hệ thống bể chứa sẽ được đưa vào lò sấy khô rồi phun sơn. Mục đích của việc làm sạch là giúp bề mặt vật cần sơn và lớp sơn dính chặt vào nhau, khi đó sản phẩm sẽ đẹp, và bền.

Sản phẩm sau khi được làm sạch từ các hệ thống bể chứa sẽ được đưa vào lò sấy khô rồi phun sơn. Mục đích của việc làm sạch là giúp bề mặt vật cần sơn và lớp sơn dính chặt vào nhau, khi đó sản phẩm sẽ đẹp, và bền.

Với những hệ thống thiết bị hiện đại, cùng nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sơn tĩnh điện thì chúng tôi đã lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện cho rất nhiều nhà máy lớn trên cả nước, và luôn nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ phía khách hàng.

Hướng dẫn sử dụng:

                                                                                                                                              SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  PHOSPHATE NHÚNG

Bể tẩy dầu

TD-MAX CLEAR

Rửa nước, xịt nước

t0 thường, T = 2 phút

Tẩy gỉ (t0 thường)

H2SO4 + HCl

Bể rửa nước

Định hình

ZNP

Phosphate

PH2080R

Thụ động hoặc bể nước

Bể xây bọc Composite(3 lớp)

Bể xây bọc Composite(3 lớp, nước luôn chảy tràn)

Bể xây bọc Composite(5 lớp)

Bể xây bọc Composite(3lớp, nước luôn chảy tràn)

Bể xây bọc Composite(2 lớp)

Bể xây bọc Composite(3 lớp)

TẨY DẦU MAX CLEAR

A- Giới thiệu:

Max clear là loại tẩy dầu ngâm có tính kiềm mạnh, thích hợp cho việc tẩy dầu mỡ cả ở nhiệt độ thường và đặc biệt mạnh khi gia nhiệt.

-Thành phần cơ bản :NaOH, Na3PO4, Na2CO3, SiO2,chất nhũ hóa,NP9,OP10 ….

– Thích hợp nhiều chất liệu như sắt, thép, kẽm, nhôm,…

B- Hướng dẫn sử dụng:

1. Khối lượng: 50 g/l (~ 50 kg/m3)

2. Nhiệt độ: 25 – 600C

3. Thời gian: 25 – 30 phút

Để tăng hiệu quả cho quá trình tẩy rửa đạt tối ưu ta nên có hệ thống sục khí để cho dung dịch luôn được chuyển động.

☞ Cách pha:

– Cho nước vào khoảng 3/4 thể tích bể.

– Tính lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích nước trong bể.

– Cho từ từ lượng max clear vào bể rồi khuấy đều hoặc cho sục khí.

– Đổ thêm nước vào đến mức quy định (nếu có)

– Sau khi pha hóa chất khoảng 2 – 3 giờ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.

☞ Cách kiểm tra chất lượng hóa chất và bổ sung hóa chất:

– Lấy 10ml dung dịch mẫu cho vào bình tam giác, nhỏ 2-3 giọt chất chỉ thị mầu phenolphtalein, dung dịch mẫu chuyển sang màu hồng.

– Dùng H2SO4 0,1N chuẩn độ đến khi dung dịch mẫu chuyển từ màu hồng sang không màu thì ngừng lại.

Thể tích H2SO4 0,1N tiêu hao chính là số điểm của độ kiềm tự do trong dung dịch mẫu (được gọi là điểm xác định). Thông thường điểm để bể tẩy rửa hoạt động tốt nhất là 27 – 30 điểm.

– Để tăng một điểm độ kiềm tự do ta bổ sung khoảng 2,5 kg/m3.

TẨY GỈ (H2SO4 VÀ HCL)

A- Giới thiệu:

Bề mặt sắt thép thường bị ôxy hóa bởi môi trường, do đó trước khi phosphate ta phải tiến hành tẩy gỉ.

Để tẩy gỉ, ta thường dùng các dung dịch axit H2SO4 và HCl hỗn hợp nhằm hạn chế sự bay mùi khó chịu của axit đồng thời giảm sự tiêu hao hóa chất do tính chất ăn mòn kim loại của axit gây ra.

B- Hướng dẫn sử dụng:

1. Tỷ trọng: H2SO4 10% – 15% + HCl 5%

2. Nhiệt độ: nhiệt độ thường

3. Thời gian: 20 – 30 phút

☞ Cách pha:

– Cho nước vào khoảng 2/3 thể tích bể.

– Tính lượng axit cần dùng cho toàn bộ thể tích nước trong bể.

– Cho từ từ axit vào bể; tuyệt dối không được đổ nước vào axit vì dễ gây cháy nổ, nguy hiểm khi axit bị bắn lên.

– Châm thêm nước đến mức quy định (nếu có).

☞ Cách kiểm tra chất lượng hóa chất và bổ sung hóa chất:

– Đánh giá thời gian tẩy gỉ thực tế.

– Sử dụng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng dung dịch.

Sử dụng kết hợp hai cách trên để đánh giá một cách tốt nhất lượng axit châm thêm.

-Sử lý nước thải trong quá trình sản xuất.

ĐỊNH HÌNH BỀ MẶT ZNP

A- Giới thiệu:

ZNP là chất hoạt hóa bề mặt sản phẩm trước khi phosphate giúp cho quá trình phosphate hóa nhanh hơn, lớp phosphate đều và mịn.

– Hạn chế sự tiêu hao chất phosphate.

– Tăng độ chống ăn mòn cho vật liệu khi phosphate.

B- Hướng dẫn sử dụng:

1. Khối lượng: 2,5– 3 kg/m3

2. Nhiệt độ: nhiệt độ thường

3. Thời gian: 1 – 2 phút

☞ Cách pha:

– Cho nước vào khoảng 2/3 thể tích bể.

– Tính lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích nước trong bể.

– Khuấy hoặc dùng sục khí để hóa chất tan đều.

☞ Cách kiểm tra chất lượng hóa chất và bổ sung hóa chất:

– Sử dụng quỳ tím đo độ pH trong bể, pH từ 8-10 là sử dụng được, nếu không đạt cần bổ sung thêm để độ pH quy định.

– Sau một thời gian sử dụng, hóa chất trong bể sẽ bị trung hòa do một số tạp chất lẫn vào dẫn đến hiệu quả kém, dung dịch sẽ ngả màu vàng hoặc nâu. Khi đó nên thay bể hóa chất mới, thông thường khoảng 7-15 ngày thay một lần tùy thuộc vào lượng hàng ngâm (không nên bổ sung trong thời gian dài)

– Luôn duy trì độ pH > 8.

PHOSPHATE PH –2080R

A- Giới thiệu:

Hóa chất PhosphatePH- 2080R chuyên dùng để phun hay ngâm nhằm tạo ra một lớp phosphate kẽm (Zn) trên bề mặt kim loại. Lớp phosphate kẽm này tăng khả năng chống ăn mòn cho kim loại và tăng độ bám cũng như độ đàn hồi của lớp sơn.

B- Hướng dẫn sử dụng:

1. Khối lượng: 50 kg/m3

2. Chất tăng tốc: 2-3 kg/m3

3. Trung hòa C500 5 – 6 kg/m3

☞ Cách pha:

– Cho nước vào 3/4 thể tích bể.

– Đổ từ từ lượng PH-2080R, sau đó cho từ từ trung hòa C500 vào bể.(khoảng 5-6kgC500/m3)

– Khi làm việc cho vào bể chất tăng tốc AC131 để đẩy nhanh quá trình phản ứng.

Sau khi pha xong, khuấy hoặc sục khí cho hóa chất tan đều.

☞ Cách kiểm tra chất lượng hóa chất và bổ sung hóa chất:

⮚ Kiểm tra độ axit tổng:

– Lấy 10ml dung dịch mẫu cho vào bình tam giác, nhỏ 2-3 giọt chất chỉ thị màu Phenolphtalein vào.

– Dùng dung dịch NaOH 0,1N chuẩn độ, đến khi dung dịch mẫu chuyển sang màu hồng nhạt thì ngừng lại. Thể tích NaOH 0,1N tiêu hao chính là độ axit tổng.

– Luôn duy trì độ axit tổng từ 20- 28 điểm.

⮚ Kiểm tra độ axit tự do:

– Lấy 10ml dung dịch mẫu cho vào bình tam giác, nhỏ 1-3 giọt chất chỉ thị màu Brom vào.

– Dùng dung dịch NaOH 0,1N chuẩn độ, đến khi dung dịch mẫu chuyển sang màu xanh tím thì ngừng lại. Thể tích NaOH 0,1N tiêu hao chính là độ axit tự do.

– Luôn duy trì độ axit tự do từ 0,5 – 0,7 điểm.

Để giảm độ axit tự do cần sử dụng chất trung hòa C500 để điều chỉnh.

⮚ Để tăng lên được một điểm tổng của bể phosphate cần bổ sung thêm 2,5- 3 kg/m3 phosphate.

⮚ Để giảm được 1 điểm tự do của bể phosphate cần cho thêm 0,8-1 kg/m3 C500.(hoặc soda)

TĂNG TỐC AC-131

Giới thiệu: AC -131 là chất xúc tác cho quá trình phốt phát hóa diễn ra nhanh hơn , và tạo ra được lớp phốt phát đều và mịn hơn ,làm tăng khả năng liên kết giữa lớp sơn và phôi thép …

  1. Hướng dẫn sử dụng: AC-131sử dụng cùng với dung dịch phốt phát PH-2080R luôn duy trì từ 3-8 điểm tăng tốc.

Lưu ý chung:

Như vậy tùy vào khối lượng sản phẩm nhiều hay ít mà bổ sung thêm lượng hóa chất cho phù hợp.

Nên chia lượng hóa chất cần bổ sung thêm làm nhiều lần trong một ngày để đảm bảo sự ổn định của bể.

Tất cả các thông số trên chỉ mang tính tương đối, với mỗi doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ khác nhau, loại hình sản phẩm khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau sẽ có những thay đổi nhất định. Mỗi doanh nghiệp nên kết hợp với sự tư vấn của nhà cung cấp để đưa ra các thông số tối ưu cho dây chuyền công nghệ để đạt được chất lượng sản phẩm tốt nhất.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: xin đừng coppy Em !